Tôi cũng từng mua nhà cạnh nghĩa trang nhưng suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn. Đến giờ phút này, vợ chồng tôi chưa bao giờ cảm thấy lo âu, sợ hãi mà còn phải cảm ơn vì đã quyết định mua ngôi nhà đó.
![]() |
Mười năm trước, vợ chồng tôi mới kết hôn, kinh tế khó khăn, phải thuê nhà trọ ở. Gia đình hai bên thương, gom góp cho được chút tiền mua nhà.
Tuy nhiên, số tiền quá ít, không đủ để mua nhà trong phố, chúng tôi phải ra ven Hà Nội tìm. Một người bạn giới thiệu cho tôi căn nhà nhỏ ở ngoại thành, giá phải chăng, hợp túi tiền nhưng lại nằm đằng sau nghĩa trang. Đường vào nhà chật hẹp.
Bố mẹ tôi ra sức khuyên nhủ, phân tích mọi lý lẽ bất cập khi ở gần nơi chôn cất người chết. Đặc biệt, mẹ tôi là người tin vào tâm linh, bà cho rằng, người sống ở gần người chết, dễ động chạm, xúi quẩy, lụi bại. Chưa kể, đời sống vợ chồng dễ lục đục…
Tôi không tin vào những gì mẹ nói, vì thấy bao gia đình vẫn sống xung quanh đó bình thường. Hai vợ chồng tôi nhanh chóng làm thủ tục mua bán và dọn về sống.
Do chưa có việc làm ổn định, sau khi chuyển nhà, tôi mang vài thẻ hương, vàng tiền ra bán, kiếm chút tiền chi tiêu. Dần dần, dù nghĩa trang có quản trang nhưng nhiều khách quen quý mến, thuê tôi chăm sóc mộ phần người thân đã khuất.
Nhiệm vụ của tôi là quét dọn, mua hoa quả, vàng tiền, thắp hương cho phần mộ vào ngày Rằm, mồng Một. Nhờ đó, tôi kiếm được đồng ra đồng vào.
Những vấn đề như tiếng kèn trống đám ma tôi gặp như cơm bữa. Vì cửa sổ phía sau nhà tôi, sát với tường rào nghĩa trang, chỉ cần mở ra là thấy mộ. Tuy nhiên, vì nghĩ thoáng, tôi không có tâm lý sợ hãi.
Sau đó, địa phương mở đường. Nhà tôi từ trong ngõ, bỗng ra mặt đường, ô tô đỗ tận cửa.
Thế rồi, chẳng hiểu từ đâu, rộ lên tin tức nghĩa trang sẽ di dời sang khu vực khác. Nhiều ‘cò’ đất tìm đến gạ mua nhà tôi.
Thấy có người trả giá cao gấp 3 lần số tiền tôi đã mua, chớp thời cơ, tôi đồng ý bán, mua một căn nhà trong phố. Căn nhà này chỉ rộng 30m2 nhưng sau khi mua, tôi sang sửa đẹp, rồi thử rao bán. Lần này, tôi lãi hơn 200 triệu.
Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng làm giàu, mua nhà ở, sửa sang đẹp mắt rồi bán. Cứ thế, trong vòng 5 năm, tôi kiếm tiền từ công việc mua đi - bán lại nhà. Giờ đây, gia đình tôi đang sống trong căn nhà 3 tầng khang trang, có chút vốn tiết kiệm, lo cho các con ăn học.
Tôi kể câu chuyện của mình, không phải để khoe khoang mà muốn nói rằng, nếu đã xác định mua nhà cạnh nghĩa trang thì bạn phải nghĩ thoáng ra, đừng vì quan niệm mê tín mà thành ám ảnh.
Bản thân tôi cho rằng, mình sống gọn gàng, sạch sẽ, không làm điều bạc ác thì dù ở đâu cũng thấy nhẹ nhàng. Quan trọng là tư tưởng và định kiến của bản thân mỗi người.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Vợ chồng kiếm tiền tỷ nhờ mua nhà cạnh nghĩa trangChuyện buồn của vị khách Hàn Quốc
Sáng ngày 9/3, Thu Huyền (26 tuổi) lên Facebook kêu gọi: ‘Các bạn ơi, nếu có thể xin hãy đừng bài xích hay tẩy chay người ngoại quốc, bất kể là người nước nào trong thời điểm nhạy cảm này’.
Thời điểm viết những dòng chia sẻ đầy bức xúc này, Huyền đang ngồi trên chuyến xe khách Hà Nội - Quảng Ninh để về quê thăm con gái.
Xe to nhưng chỉ có vài vị khách ngồi cách xa nhau, mỗi người một ghế. Khi đi đến gần khu vực Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lơ xe bắt đầu thu tiền của mọi người.
Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi anh ta hỏi vị khách về đâu, vị khách trả lời ‘về Quế Võ’.
Nghe thấy giọng lơ lớ của vị khách, anh lơ xe hỏi lại: ‘Người nước nào? Trung quốc à?’
Bác dõng dạc trả lời: ‘Không, tôi là người Hàn Quốc. ‘Ngay lập tức lơ xe yêu cầu lái xe dừng lại và đuổi bác xuống. Lúc này, mọi người trên xe đều thấy bất bình và xin nhà xe giúp bác ấy được ở lại. Lái xe đồng ý nhưng anh lơ xe nhất quyết đuổi bác. Trước khi xuống xe, bác nói lại: Tôi đã sống ở Việt Nam 30 năm rồi và tôi không làm gì sai’.
Huyền cho biết, vị khách bị đuổi xuống ngay chân cầu Thăng Long - nơi khó mà bắt được xe khách hoặc taxi.
Sự việc khiến tất cả hành khách trên xe bất bình, Huyền kể lại. ‘Mình thấy bác ấy đã có ý thức đeo khẩu trang cẩn thận, và chọn chỗ ngồi gần cuối xe, không tiếp xúc với ai. Mình đoán là bác làm việc ở khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Trong khi anh lơ xe thậm chí còn không đeo khẩu trang’.
‘Bản thân mình và chắc là cả những vị khách khác đều cảm thấy thật bất lực vì chẳng thể giúp được gì cho bác ấy. Rồi lại chợt nghĩ, nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?’.
![]() |
'Nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?'. Ảnh minh hoạ: China Daily |
Làm việc cho một công ty của Hàn Quốc có trụ sở ở Hà Nội, Huyền thấm thía hơn ai hết thái độ bài xích người nước ngoài của một bộ phận người Việt trong thời điểm này.
Huyền kể, suốt thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, rồi đến Hàn Quốc, nhiều phen cô cũng điêu đứng khi tìm dịch vụ ở Hà Nội giúp các đồng nghiệp. ‘Nhiều lần mình gọi xe cho đồng nghiệp, khi khách lên xe, biết là người nước ngoài, họ đã từ chối thẳng thừng, mời xuống xe luôn’.
Cách đây chỉ 3-4 ngày, Huyền và 2 ‘sếp’ khác của cô là người Hàn Quốc có ghé vào một quán trà chanh trên phố. Nhưng khi 2 đồng nghiệp của cô vừa lên tiếng, nghe thấy giọng Hàn Quốc thì ngay lập tức một nhóm bạn trẻ ở bàn bên cạnh đã khiêng bàn ra chỗ khác ngồi rồi chỉ trỏ lại phía bàn cô.
Lúc ấy, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ vì thái độ kém văn minh ấy của người dân nước mình.
Ở nhà chống dịch, vợ chồng tôi gắn bó hơn
Là người Mỹ, anh Tom Utzinger kết hôn với vợ người Việt và sinh sống ở Quy Nhơn (Bình Định) đã nhiều năm nay. Chị Diệu Tâm - vợ anh cho biết, vì 2 vợ chồng đều là giáo viên nên từ sau tết Nguyên Đán, anh chị đã có một kỳ nghỉ dài. Cuộc sống của anh chị không có nhiều thay đổi mặc dù anh có cảm nhận được một chút ít ‘xa lánh’ của người lạ khi vào quán cà phê.
‘Anh kể, có 2 lần vào quán cà phê lạ, người ta nhìn anh bằng ánh mặt dè chừng và có ý tránh xa. Còn hầu hết anh ra ngoài đều tiếp xúc với những người quen. Mọi người biết là anh đã sống ở đây lâu rồi, nên không gặp khó khăn gì’ - chị Tâm chia sẻ.
Chị Tâm cũng cho biết, mặc dù hai vợ chồng nghỉ làm, cuộc sống có thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung mọi thứ đều ổn. Điều khiến anh chị lo lắng nhất trong thời gian qua lại là cậu con trai đang du học bên Mỹ.
‘Cả nhà cũng suy nghĩ rất nhiều về chuyện nên khuyên con ở lại hay về nước. Sau khi tính toán rất nhiều yếu tố thì hiện tại, cháu quyết định ở lại. Nhà trường vừa cho nghỉ học, chuyển sang học online đến tháng 6’.
‘Tôi cũng dặn cháu ở lại nên hạn chế ra ngoài và thực hiện đúng các hướng dẫn y tế cần thiết để bảo vệ mình trong tình hình đang phức tạp như thế này’.
![]() |
Thời dịch bệnh lại khiến gia đình chị Vy gắn bó hơn nhờ những bữa cơm nhà. Ảnh: NVCC |
Cũng giống như gia đình chị Tâm, chị Vy có chồng là người Nhật, hiện sống ở TP.HCM 6 năm nay.
Chị Vy chia sẻ, việc hạn chế ra ngoài mùa dịch lại khiến cuộc sống gia đình chị thay đổi theo hướng tích cực hơn.
‘Trước kia, vì công việc bận rộn, 2 vợ chồng mình rất hay ra ngoài ăn - một tuần phải tới 2-3 bữa tối ăn ngoài. Nhưng từ khi có dịch, chúng tôi chăm chỉ nấu nướng ở nhà hơn. Cả hai lại có cơ hội nấu cho nhau ăn những món truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản mà trước đây ít có thời gian để làm’.
‘Bữa trưa chúng tôi cũng không ăn ngoài nữa, mà mang cơm hộp từ nhà đi, vừa tiết kiệm lại an toàn’.
Bình thường, chị Vy hay thuê người giúp việc theo giờ nhưng cả tháng nay người giúp việc về quê lo việc gia đình, không làm cho nhà chị được. Thế là hai vợ chồng chị phải phải xắn tay làm mọi việc nhà. ‘Hơi mệt tí nhưng hai vợ chồng lại gắn bó, chia sẻ với nhau hơn’.
Chị Vy bảo, thời dịch bệnh, cuộc sống của ai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nếu mỗi người chịu khó một tí, nhìn theo hướng tích cực thì mọi thứ vẫn sẽ nhẹ nhàng và bình thường như nó vốn có.
Bất đắc dĩ trở thành F2 trong những ngày Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, chị Thuý Hằng được chứng kiến và nghe kể lại những chuyện cười ra nước mắt.
" alt=""/>Vị khách Hàn Quốc bị đuổi xuống xe khách: Tôi không làm gì sai cả!Người đàn ông không kiểm soát được bản thân trước cám dỗ (về sex, về nhan sắc.. ) sẽ làm điều có lỗi với vợ. Tuy nhiên, lý do chính để anh ta dấn thân một phần vào mối quan hệ ngoài luồng, chính là vì anh ta tự tin rằng sẽ không bị phát hiện. Thậm chí, anh ta còn không bị lương tâm cắn rứt nên tỏ ra vô cùng bình tĩnh, mọi sinh hoạt như không khác gì so với bình thường.
Tuy nhiên, nếu để ý thật kỹ, những bà vợ vẫn có thể phát hiện ra dấu hiệu ngoại tình của chồng thông qua nhưng câu nói mà họ thường sử dụng khi ở nhà để che giấu. Cho nên những câu nói sau đây như là chỉ báo để các bà vợ cảnh giác tìm hiểu xem có đúng là chồng mình đang ngoại tình hay không:
1. "Em đừng nói nữa, anh mệt mỏi lắm"
Đây thường là câu nói cửa miệng của những ông chồng không còn hứng thú nói chuyện với vợ. Họ không còn muốn nghe bất kì điều gì từ vợ, cũng có nghĩa là tâm trí của họ đang ở một nơi khác. Ngay cả sự có mặt, hay giọng nói của vợ cũng không còn lọt vào sự chú ý của họ. Tệ hơn, khi đã quá chán ghét vợ, đàn ông vụng trộm còn thấy lời nói của vợ rất phiền phức, chỉ muốn nhanh chóng ra khỏi nhà để đến với nhân tình.
2. "Tối nay anh bận tiếp đối tác, anh về trễ"
Thường ngày, chồng của bạn tan làm sẽ về sớm nhưng nếu thấy thời gian gần đây, tần suất về nhà muộn buổi tối của chồng ngày càng dày lên thì bạn hoàn toàn có quyền nghi ngờ. Hơn 75% là chồng bạn đang ngoại tình chứ không phải bận thật.
3. "Em đang lừa dối anh đúng không"
Đàn ông phản bội thường rất hay "chột dạ". Dù anh ta đang phản bội bạn nhưng lại có thể vô tư "đổ tội" cho bạn. Vì một khi đã biết phản bội, đàn ông sẽ có suy nghĩ rằng nếu mình đã có thể ngoại tình, thì rất có thể vợ cũng làm điều tương tự. Nhưng tâm lý của đàn ông vụng trộm lại không thể chấp nhận việc bị phản bội.
4. "Em và con cứ đi trước, 30 phút nữa anh sang"
Trong khi cả nhà đã lên kế hoạch đi thăm bố mẹ đẻ, hoặc đi sang nhà người bạn thân mà chồng bạn lại thốt lên câu nói này. Hẳn là bạn phải suy nghĩ, một là bận tán gái hai là tranh thủ gặp nhau khi không có vợ. Cẩn tắc vô áy náy, phụ nữ nên quan sát và ngẫm xem với 30 phút đó chồng có thể đi đâu, làm gì.
5. "Đừng động vào đồ vật cá nhân của anh"
Đây là vì anh ta có những thứ không muốn để bạn biết, hoặc sợ sẽ bị bại lộ một bí mật nào đó. Dù rằng có một số người không thích bị động chạm vào đồ vật cá nhân. Nhưng nếu bỗng dưng chồng bạn trở nên gay gắt khi bạn động vào điện thoại hay laptop của anh ấy thì nên thẳng thắn yêu cầu được xem qua. Điều này là cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn.
6. "Em lúc nào cũng bận, chẳng có thời gian dành cho anh"
Câu nói mang tính chất trách móc rằng vợ không có thời gian dành cho chồng, thì chồng sẽ đi tìm những mối quan hệ khác. Sau này có phát hiện ra thì chồng bạn sẽ mang lý do là vì bạn quá bận rộn, không để ý đến chồng. Điều này có thể sẽ khiến bạn mủi lòng, tự xem lại bản thân và bỏ qua lỗi cho chồng. Nếu chồng nói câu này, bạn nên đề phòng.
7. "Đừng suy diễn nữa, anh chán lắm"
Thay vì giải thích để bạn hiểu, cho bạn cảm giác an toàn, người chồng ngoại tình sẽ cho rằng bạn suy diễn và chán nản vì điều đó. Đó là phản ứng thường thấy ở đàn ông vụng trộm để đối phó với sự chất vấn từ vợ, cũng như che giấu chuyện ngoại tình.
Dù rằng phụ nữ thường xuyên suy nghĩ nhiều, đôi lúc là suy diễn vô lý. Nhưng bạn vẫn nên tin vào trực giác của mình. Nếu có nghi ngờ, bạn nên tìm hiểu cẩn thận và phải có bằng chứng để chứng minh cho linh tính và suy đoán của mình đúng.
8. 'Không tin em thử kiểm tra điện thoại đi'
Khi đã chủ ý ngoại tình thì dù có cố kiểm tra tin nhắn, điện thoại, facebook hay zalo của chồng thì đều sẽ không thể tìm thấy bằng chứng gì. Vì thế, khi chồng bạn nói câu này, chắc chắn anh ấy đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để hòng thoát sự tra khảo của bạn về một mối quan hệ mập mờ nào đó. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền tiếp tục nghi ngờ về chồng mình.
Đồng cảm với phận đi thuê nhà, bị cắt giảm thu nhập, vợ chồng trẻ người Hà Nội quyết định giảm 50% cho người thuê nhà mình.
" alt=""/>Đàn ông ngoại tình rất hay nói với vợ câu này khi về nhà